• Giao hàng miễn phí toàn quốc - TP HCM giao tận nơi
  • Balo PGYTECH ONE GO AIR - ONE MO 2
  • Smallrig phụ kiện hỗ trợ quay điện thoại Iphone
  • Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Tilta Phụ kiện chính hãng
  • Phụ kiện Gopro 11 10 9 8 7 6 5

"Nếu không tái cơ cấu, VNPT sẽ không tồn tại"

Theo ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng giám đốc VNPT, rất nhiều năm VNPT muốn tái cơ cấu nhưng do nhiều nguyên nhân nên không thực hiện được. Với tình hình hiện nay, nếu VNPT không tái cơ cấu sẽ không thể tồn tại.

VNPT đã được cảnh báo sớm

Trả lời báo BĐVN hồi năm 2009, TS Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM, nguyên Ủy viên HĐQT của VNPT đã đưa ra cảnh báo về mô hình của VNPT. "Trước đây, tôi nói vấn đề lớn nhất của VNPT là trong quá trình phát triển, mô hình hoạt động gồm cả bưu chính và viễn thông rất cần thiết và phù hợp. Nhưng trong tình hình mới thì bất cập, tức là nó quá rộng và thứ hai nữa là khối hạch toán tập trung của VNPT quá lớn. Ngay từ giai đoạn 2000 - 2001, tôi đã nói tình hình VNPT giống như một xe container 18 bánh đang chạy trong phố cổ, rất khó xoay chuyển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Bây giờ, phải tách ra giảm bớt khối tập trung đi và tăng tính tự chủ của các công ty con", TS Trần Du Lịch nói.

Cũng vào thời điểm đó, khi trả lời BĐVN về việc cơ chế của VNPT đang "trói buộc" các công ty con như VDC, VinaPhone hay không? TS Trần Du Lịch cho rằng đó là chuyện nội bộ quản lý của VNPT. "VinaPhone tự thân là một doanh nghiệp quá lớn rồi. Còn chuyện VinaPhone sử dụng viễn thông các tỉnh làm đại lý như thế nào là việc của VinaPhone và sự điều tiết chung của Tập đoàn. Từ lâu VinaPhone xứng đáng là một công ty độc lập, là một thương hiệu lớn (trước đây từng dẫn đầu về số lượng thuê bao). Nhưng tình hình cạnh tranh chung của các nhà cung cấp di động tại Việt Nam hiện đã có nhiều thay đổi nên lựa chọn mô hình tổ chức và hoạt động cho mạng di động của công ty mẹ - Tập đoàn VNPT cần nghiên cứu kỹ hơn", TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Vừa tự nguyện, vừa... bắt buộc!

Theo Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Hiện VNPT sở hữu 100% vốn tại 2 mạng di động lớn là VinaPhone và MobiFone. Như vậy, theo Nghị định 25, VNPT sẽ không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của 1 trong 2 mạng di động đó. Quy định này buộc VNPT phải tính toán mô hình nào phù hợp cho mình. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành tái cơ cấu, do vậy VNPT bắt buộc phải tiến hành tái cơ cấu.

Ông Vũ Tuấn Hùng, TGĐ Tập đoàn VNPT đã phát biểu, mấy năm trước VNPT cũng đề cập đến việc tái cơ cấu nhưng ngay bản thân VNPT cũng chưa thấy điều này là cần thiết. "Năm 2011, VNPT đã phân chia, hạch toán thu chi từng đơn vị, đây là đòn bẩy để kích thích các đơn vị phát triển. Kết quả cho thấy, đa số các đơn vị đều có lợi nhuận tăng đáng kể và vượt chỉ tiêu đặt ra, trừ một vài đơn vị do chủ quan và có sức ì lớn nên lợi nhuận giảm đáng kể so với kế hoạch đầu năm. Với tình hình như hiện nay, nếu không tái cơ cấu thì VNPT sẽ không tồn tại", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Vũ Tuấn Hùng, các Viễn thông tỉnh, TP sẽ phải lần lượt hạch toán độc lập và chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên (đa số các Viễn thông tỉnh, thành có lợi nhuận sẽ được chuyển đổi vào năm 2012, số còn lại được triển khai vào năm 2013). Hết năm 2014, tất cả Viễn thông tỉnh, thành sẽ hạch toán độc lập với tư cách công ty TNHH một thành viên. Khi ở mô hình công ty TNHH một thành viên thì các đơn vị này được quyền chủ động cao hơn nhưng phải đúng định hướng của công ty mẹ. VNPT sẽ tiến hành thoái vốn ở những lĩnh vực ngoài ngành, lộ trình này sẽ thực hiện xong vào năm 2014 ở tất cả lĩnh vực ngoài ngành.

Ngoài việc chuyển đổi mô hình các Viễn thông tỉnh thành, VNPT đã lên kế hoạch sáp nhập Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) và Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI). Theo đó, sẽ hình thành công ty kinh doanh hạ tầng truyền dẫn trong nước vào quốc tế. Trong đề án tái cơ cấu trình Bộ TT&TT mới đây, VNPT cũng đề xuất phương án sáp nhập hai mạng di động VinaPhone và MobiFone. Bộ TT&TT đang xem xét đề án tái cơ cấu của VNPT. Theo trình tự, Bộ TT&TT sẽ thẩm định và trình Chính phủ mô hình tái cơ cấu của VNPT.

"VNPT phải đẩy mạnh CPH doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn"

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của VNPT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo VNPT tập trung vào những ngành nghề chính được giao, tránh đầu tư dàn trải, thực hiện tốt quyền tự chủ trong doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh CPH những doanh nghiệp trong Tập đoàn mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, thoái vốn đầu tư vào những ngành nghề không liên quan... Bộ trưởng nhấn mạnh về cơ cấu, mô hình tổ chức của VNPT phải hướng tới mục tiêu đảm bảo sự nhanh nhạy, năng động hơn nữa trong kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ cao hơn cho các đơn vị thành viên, VNPT phải xây dựng được những tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại. Bộ trưởng cũng lưu ý, VNPT cần có lộ trình để sớm hình thành 1 Tổng Công ty công nghiệp trên cơ sở phát huy hiệu quả, kinh nghiệm trong các liên doanh trước đây. Phấn đấu trở thành Tập đoàn đi đầu trong việc phát triển công nghiệp CNTT, chủ động sản xuất trang thiết bị cho nhu cầu của Tập đoàn và ngành, thay thế hàng nhập khẩu.

theo ictnews.vn

Share facebookShare facebook

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay