• Giao hàng miễn phí toàn quốc - TP HCM giao tận nơi
  • Balo PGYTECH ONE GO AIR - ONE MO 2
  • Smallrig phụ kiện hỗ trợ quay điện thoại Iphone
  • Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Tilta Phụ kiện chính hãng
  • Phụ kiện Gopro 11 10 9 8 7 6 5

Giới thiệu công nghệ Blacklight Master Driver SONY vs OLED

Hồi đầu năm nay, Sony tại sự kiện CES 2016 đã trình diễn với giới công nghệ công nghệ màn hình mới của họ có tên Blacklight Master Driver, hứa hẹn sẽ là đột phá so với giới hạn hiện tại của các mẫu TV LCD. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn gần hơn với công nghệ mới mẻ này của Sony.

Cơ chế hiển thị của màn hình LCD là sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn nền (hiện tại TV LCD chủ yếu dùng đèn LED) chiếu qua một lớp tinh thể lỏng rồi đến tấm lọc màu (gồm ba màu cơ bản đỏ – xanh lá – xanh dương), như các bạn có thể thấy ở hình dưới. Chính vì sử dụng đèn nền làm nguồn sáng (để có ánh sáng trắng phân tách ra thành các màu), nên đèn nền đó và bộ điều khiển ánh sáng sẽ là những thành phần quan trọng để cho chất lượng hình ảnh cao hơn.

LCD-Display-Technology

Cơ chế hiển thị của màn hình LCD (ảnh: radensunan)

Trên các mẫu TV Bravia của Sony hiện nay, chủ yếu sử dụng công nghệ Slim Blacklight Driver vừa giữ độ mỏng của TV vừa đảm bảo hình ảnh hiển thị đẹp. Bởi nếu chỉ dùng đèn LED viền (Edge LED) thì độ mỏng đảm bảo nhưng hình ảnh có phần thua thiệt hơn so với full-array, Slim Blacklight Driver hiện tại trên các model Bravia 2016 chính là để giải quyết vấn đề đó.

Tuy nhiên, do LG đã đầu tư rầm rộ vào công nghệ OLED, các mẫu TV LCD hiện nay vẫn bộc lộ “nhược điểm” chết người đó là bị hở sáng, hoặc màu đen không thể hiện xuất sắc bằng do tấm tinh thể lỏng (hay bộ điều khiển) không xử lí trọn vẹn ánh sáng trắng đi qua. Sony do vậy đã tích cực nâng cấp chất lượng hiển thị của TV LCD thay vì chạy đua độ mỏng, Slim Blacklight Driver sẽ phải lùi lại cho công nghệ mới hiện đại hơn, tiên tiến hơn. Với tuyên bố tập trung vào cải thiện chất lượng hình ảnh, Sony đồng thời cũng công bố về Blacklight Master Driver, “át chủ bài” của họ trong tương lai.

Slim Blacklight Driver

Công nghệ Slim Blacklight Driver hiện tại đang áp dụng trên TV Bravia giúp giảm độ dày TV mà vẫn giữ lại hình ảnh đẹp (ảnh: Sony)

Theo Sony, họ phát triển công nghệ hiển thị dựa theo một ngũ giác mà mỗi đỉnh là một tiêu chí đánh giá. Hiện tại bao gồm: độ phân giải, độ sâu màu, không gian màu và tỉ lệ khung hình, vẫn còn khuyết thiếu một góc nữa. Câu trả lời mà Sony đưa ra chính là HDR (High Dynamic Range – dải tương phản động mở rộng). Trong ngũ giác đó của Sony, họ đã tiên phong nâng độ phân giải lên 4K, rồi thì áp dụng công nghệ chấm lượng tử (tên thương mại Triluminos) đầu tiên để đạt độ sâu màu 10bit. Các dòng TV hay máy chiếu hiện nay của Sony cũng bắt đầu hỗ trợ phổ màu đạt chuẩn BT.2020 và HDR. Sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ nói chung đã giúp ngũ giác của Sony được hoàn thiện lên một tiêu chuẩn rất cao, đem lại trải nghiệm hình ảnh xuất sắc.

BMD 2

Ngũ giác quyết định đến trải nghiệm hình ảnh của Sony (ảnh: Sony Trung Quốc) 

BMD 3

Phổ màu chuẩn BT.2020 do ITU quy định đi cùng với tính năng HDR cho ra gam màu rộng hơn, chính xác hơn (ảnh: Sony Trung Quốc)

Và để thúc đẩy ngũ giác đó lên mức cao nhất, rõ ràng là Sony cần phải nâng cấp tập trung vào cả hệ thống đèn nền nữa, như đã nói ở trên, nó là một yếu tố cực kì quan trọng đối với tất cả các TV LCD hiện nay bao gồm cả Bravia.

Hệ thống đèn nền chủ động sử dụng công nghệ Blacklight Master Driver chính là giải pháp mà Sony đưa ra. Đây có thể xem là bước tiến đột phá của TV LCD khi mà LG đã “đầu hàng” và chuyển hẳn qua công nghệ OLED bằng khoản phí đầu tư lên đến gần 9 tỉ USD, còn Samsung thì vẫn đang theo đuổi công nghệ màn hình cong (TV OLED của Samsung đã hơn một năm nay không có sản phẩm nào mới).

Bằng cách sắp xếp đèn nền với mật độ cực kì cao lên đến hàng ngàn khu vực kiểm soát độc lập, Sony đã đưa chúng ta đến với mức tiềm năng cao hơn nữa của màn hình LCD, mà nhiều người đã bị choáng ngợp bởi công nghệ OLED thì cứ cho rằng nó đã tới giới hạn rồi.

BMD 4

Sony trình diễn khả năng kiểm soát ánh sáng “bá đạo” của công nghệ mới (ảnh: Trustedreview)

Với phiên bản prototype 85″ Sony mang đến, đặt cạnh một màn hình OLED-pro (loại chuyên nghiệp của Sony), một màn hình OLED của LG (nhưng không rõ model), kết quả đạt được là vô cùng bất ngờ.

Khả năng của BMD kết hợp với các công nghệ khác của hãng mang lại chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc. Với những cảnh trong bộ phim Annie, BMD thể hiện sức mạnh của nó khi kiểm soát độ sáng tối trên màn ảnh tuyệt vời và “lột tả được gần hết sắc thái lộng lẫy, tuyệt đẹp của hình ảnh”.

Những chi tiết trong vùng tối không thể nhìn thấy được trước đây trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể cả hình dáng cũng như màu sắc. Màu da người được lột tả chân thực một cách đáng sợ. Hình ảnh mắt người lấp lánh theo một cách “bạn chưa thể thấy với công nghệ TV trước đây”. Hình ảnh như được đẩy hắt ra ngoài phía trước – ngay cả hệ thống ánh sáng của CES cũng không ảnh hưởng đến việc trải nghiệm – “giống như hình ảnh được nhúng trực tiếp vào bộ não của bạn vậy”. Kết hợp với độ phân giải siêu cao 4K, chi tiết được diễn tả sắc nét và rõ ràng, độ sâu của bức hình được đẩy lên mức làm cho người xem như đang đứng trước cảnh “thật”.

Theo Nscreen

Còn đây là demo một cảnh nhìn từ trên cao xuống thành phố Las Vegas hoa lệ vào ban đêm, với nhiều nguồn sáng phức tạp.

BMD 5

(Ảnh: gizmodo)

BMD 6

(Ảnh: AVwatch)

Có thể Sony không tham gia sản xuất màn hình OLED cho thị trường tiêu dùng, tuy nhiên, hãng vẫn đang “hái ra tiền” với những màn hình chuyên nghiệp OLED 4K. Hay mới đây, tại NAB 2016 (National Association of Broadcasting), hãng cũng vừa ra mắt mẫu màn hình chủ 55″ OLED 4K HDR với công nghệ độc quyền TRIMASTER. Và mục tiêu mà Sony muốn là công nghệ Blacklight Master Driver của mình sẽ nâng tầm TV LCD lên gần với dòng sản phẩm chuyên nghiệp OLED RGB Pro hiện nay. Điều này giúp bản thân hãng không phải tốn kém khi chuyển đổi sang công nghệ OLED đắt đỏ ở thị trường tiêu dùng, mà vẫn nâng cao được chất lượng các mẫu TV Bravia đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nhìn từ góc độ tiêu cực, những màn hình Bravia hiện tại của chúng ta chưa phải “đỉnh cao” mà phải là dòng sản phẩm chuyên nghiệp có giá thành chót vót kia. Sony phân định rất rõ thị trường tiêu dùng dùng LCD, OLED dành cho chuyên nghiệp (và cũng một phần đến từ việc thương mại hóa thất bại TV OLED dù đã kết hợp với Panasonic và có vài sản phẩm mẫu). Đây là tầm nhìn từ lâu của Sony đối với hai công nghệ màn hình này, bởi hãng cũng chính là kẻ đã tiên phong màn hình OLED ngày xưa.

Ichiro Takagi

Ông Ichiro Takagi, người đứng đầu bộ phận nghe nhìn giải trí cho rằng công nghệ OLED quá đắt đỏ, TV sử dụng LCD sẽ phù hợp hơn với thị trường tiêu dùng (ảnh: itmedia)

Và cũng cần phải nói thêm, hiện tại (đến hết năm 2016) thì Sony vẫn chưa có kế hoạch ra mắt bất kì sản phẩm thương mại nào sử dụng công nghệ Blacklight Master Driver ở trên. Mặc dù hãng tin tưởng vào chất lượng vượt trội của nó nhưng cũng cho biết khó khăn hàng đầu, chính là chi phí sản xuất đắt đỏ. Những mẫu TV đầu tiên với số lượng ít ỏi có thể lên đến cả tỉ đồng, trước khi họ có thể giảm giá thành xuống gần với đại chúng hơn (gần giống quá trình phổ biến TV 4K vậy). Ông Takagi cũng khẳng định đó là việc mà bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải làm, bên cạnh vấn đề cân bằng chi phí – lợi nhuận.

Trước mắt, đội ngũ kĩ sư của Sony vẫn còn phải giải quyết bốn vấn đề cốt yếu sau:

  • Áp dụng những tiến bộ về thiết kế quang học mới nhất để giảm thiểu vấn đề ánh sáng tràn lan mất kiểm soát (gây ra hở sáng, màu đen xám nhờ).
  • Hệ thống xử lí và kiểm soát hiện đại hơn, điều chỉnh chính xác đến từng điểm ảnh (pixel) giống như TV OLED hiện nay, bao gồm cả màu sắc, ánh sáng.
  • Để đạt đến độ sáng “khủng khiếp” 4000 nits (đánh bại tất cả những mẫu TV sáng nhất hiện nay – khoảng 1000 nits), TV sẽ tỏa ra lượng nhiệt lượng rất lớn. Các kĩ sư Sony “từ chối” viếc sử dụng các hệ thống làm mát cồng kềnh để đảm bảo độ mỏng, bởi đây là sản phẩm dành cho người dùng bình thường chứ không như thị trường màn hình chuyên nghiệp.
  • Cuối cùng là vấn đề về năng lượng. Sony hy vọng họ có thể dùng thuật toán để giải quyết, vừa đảm bảo tiêu hao tương đương những mẫu TV LCD hiện nay vừa không ảnh hưởng đến hình ảnh.

Chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của màn hình LCD.

Phát ngôn viên của Sony khẳng định.

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay