• Giao hàng miễn phí toàn quốc - TP HCM giao tận nơi
  • Balo PGYTECH ONE GO AIR - ONE MO 2
  • Smallrig phụ kiện hỗ trợ quay điện thoại Iphone
  • Smallrig phụ kiện cage, l plate, rig, tools
  • Tilta Phụ kiện chính hãng
  • Phụ kiện Gopro 11 10 9 8 7 6 5

Bước qua lời nguyền... 2 SIM

"Smartphone cao cấp ai lại 2 SIM… ", "Hãng chúng tôi không sản xuất dòng điện thoại cao cấp 2 SIM", "Chỉ có dân nhà quê mới sài điện thoại 2 SIM"… Nhiều năm rồi, một thứ như là định nghĩa, như lời nguyền, rằng "smartphone cao cấp không thể có 2 SIM", và ngược lại, "smartphone 2 SIM không thể là điện thoại cao cấp"… cứ khiến tôi băn khoăn. Vì sao thế nhỉ?

Lời nguyền… đáng bị nguyền rủa

Yếu tố 2 SIM với yếu tố cao cấp có gì ràng buộc nhau không nhỉ? Chẳng có ràng buộc hay chế tài gì sất! Tôi không lạm bàn về kĩ thuật hay công nghệ, mà chỉ xin nói về thị trường và người dùng. Chẳng qua vì chiếc ĐTDĐ và sau này tiến lên smartphone, phablet rồi đến tablet, từ loại tầm giá thấp cho đến tầm giá cao và hạng sang, khởi nguồn chỉ có 1 SIM, lâu ngày hằn trong đầu người dùng. Người ta đánh đồng việc chưa có smartphone cao cấp 2 SIM cũng có nghĩa là smartphone cao cấp chỉ… được có 1 SIM. Mấy gã trưởng giả học làm sang, dân hay khoe mẽ tỏ ra sành điệu, cứ thế mà đưa ra "định nghĩa", "lời nguyền"…

Các hãng smartphone mác Việt như Mobiistar, Q-Mobile, FPT... ra khá nhiều model máy 2 SIM trong đó có những model khá đẹp nhưng chưa bao giờ dám nhận đó là smartphone cao cấp. Ngay cả Kim series của Mobiistar có phiên bản vàng ánh hào nhoáng sang trọng cũng vậy.

Cũng có một số lí do. Smartphone mác Việt dù cấu hình mạnh nhưng giá thì chỉ tối đa bằng 40% hoặc quá lắm là 50% giá bán smartphone cao cấp của các thương hiệu quốc tế như iPhone của Apple, Galaxy S của Samsung, Lumia của Microsoft…, và thế là vô hình trung người ta cũng dần hình thành tâm lí và nhận thức đo sự cao cấp theo mức giá. Nhìn từ tiêu điểm này cho nên smartphone mác Việt có lịch sử hình thành và phát triển khoảng 5 năm nay nhưng chưa có mẫu smartphone nào "cao cấp" cả.

Nhưng ông Jeff Lo – CEO của ASUS Việt Nam – trao đổi với tôi ngay sau lễ ra mắt ZenFone 2 tại Jakarta (Indonesia) thì định nghĩa khác: "Smartphone cao cấp là thế nào à? Sao chúng ta cứ dựa vào mức giá tiền để xếp loại, liệu có ổn không? Theo tôi sự cao cấp ở đây chính là mang đến chất lượng trải nghiệm như thế nào cho người dùng". Thật là chí lí! Cái thiết kế đẹp chúng ta thấy ở không ít mẫu smartphone cao cấp, cả cấu hình cũng mạnh và thậm chí có thể xem là "khủng", nhưng người dùng chẳng trải nghiệm được gì độc đáo, nét riêng và khác biệt ngoài chất lượng chung chung về công nghệ, cấu hình và tính năng. Vì thế ông Jeff Lo có lí do để khẳng định ZenFone 2 của ASUS phiên bản cấu hình mạnh nhất, dù giá bán ra được đề nghị ở mức khoảng 7,5 triệu đồng nhưng ông tự hào vẫn là cao cấp, rẻ chỉ bằng phân nửa giá của những "cao cấp" khác.

Có thể nói lối suy nghĩ smartphone cao cấp không thể có 2 SIM là nhìn theo một tư duy bảo thủ, hạn hẹp, cũ kĩ và chắc chắn gò bó sự phát triển. Còn nếu nhìn về giá để suy ra cao cấp, không phải không có cơ sở và sai, nhưng rõ ràng cũng không phải hoàn toàn đúng. 

Cùng "hành quân" qua "lời nguyền"

Nhiều năm nay, smartphone 2 SIM được tung ra thị trường rất nhiều nhưng hầu hết ở các phân khúc tầm thấp, tầm trung và trung cao. Cứ nhìn từ thị trường Việt Nam thì thấy, phân khúc 2 SIM có đủ mặt "anh hào" Android và Windows Phone từ Samsung, Microsoft, HTC, Sony, LG… cho đến các thương hiệu Trung Quốc và thương hiệu Việt.

Smartphone cao cấp 2 SIM không được phân phối chính hãng tại Việt Nam cho nên những khách hàng muốn xài Galaxy Note hay HTC One 2 SIM, phải bỏ ra từ 19-20 triệu đồng để mua hàng nhập theo đường xách tay từ Trung Quốc về so với giá vừa lên kệ tại thời điểm ấy của bản 1 SIM chỉ trên dưới 17 triệu đồng.

Trung Quốc được xem là quốc gia của smartphone 2 SIM từ loại tầm thấp cho đến tầm cao và hạng sang. Một Xiaomi đang thành công là thế những năm qua cũng đa phần sản xuất smartphone 2 SIM cấu hình "khủng" nhưng mức giá chỉ tầm trung hoặc trung – cao, tạo lợi thế cạnh tranh và đã giật lấy không ít thị phần từ tay các hãng khác.

Nhưng ở Việt Nam, smartphone 2 SIM không thể gọi là điện thoại cao cấp vẫn còn là một "lời nguyền". Cho đến thời điểm ZenFone 2 lên kệ tại thị trường Việt Nam ngày 15/5/2015, nó đang giữ kỉ lục smartphone 2 SIM cấu hình "khủng nhất" phân phối chính hãng tại Việt Nam. Tới đầu tháng 6/2015, HTC One E8 Dual SIM (bộ vi xử lý Qualcomm® Snapdragon™ 801 lõi tứ 2.5GHz, RAM 2GB, màn hình FullHD 5 inch, camera chính 13MP, camera tự sướng 5MP, kết nối 3G và 4G) được đưa vào Việt Nam trở thành mẫu smartphone 2 SIM có cấu hình cao nhất của HTC được phân phối chính hãng tại nước ta. Cần biết rằng, vài năm nay HTC đều đặn đưa smartphone 2 SIM vào Việt Nam nhưng là dòng Desire tầm thấp và trung.

Mức giá ZenFone 2 bản cấu hình mạnh nhất là 7.490.000 đồng, HTC One E8 Dual SIM giá 6.590.000 đồng. Nhìn vào những con số này, chắc không ít người chưa thoát hẳn tâm lí "nhìn giá luận đẳng cấp". Nhưng đến ngày 12/6/2015 vừa qua khi LG chính thức giới thiệu smartphone LG G4 tại Việt Nam trong đó chi tiết đáng chú ý về thông số kĩ thuật chính là 2 SIM 2 sóng, thì những người từng sống với "lời nguyền" không biết sẽ lí giải thế nào. Về cấu hình của G4 thì khỏi phải bàn (bộ xử lí Qualcomm Snapdragon 808 64-bit 6 nhân 1,8 GHz ARM Cortex-A53 và ARM Cortex-A57; RAM 3GB; bộ nhớ trong 32GB; camera chính 16MP và camera selfie 8MP; màn hình 5,5 inch độ phân giải 2K; dung lượng pin của G4 lên đến 3.000mAh… ); còn về mức giá (13,9 triệu đồng cho phiên bản nắp lưng nhựa và 15,9 triệu đồng cho phiên bản nắp lưng ốp da) càng khiến cho những người "nhìn giá luận đẳng cấp" không có cơ hội "đánh xuống" mẫu smartphone cao cấp 2 SIM này.

Xâu chuỗi từ HTC One E8 Dual SIM, ZenFone 2 đến LG G4 có thể thấy smartphone 2 SIM phân phối chính hãng vào Việt Nam đã tăng dần về mức giá và sức mạnh cấu hình. Một sự tăng tiến không chỉ đơn lẻ của một hãng nào đó nữa mà nhiều hãng đã nối hàng cùng "hành quân" tiến bước vào lĩnh vực thiết kế 2 SIM ở những mẫu điện thoại cao cấp nhất của hãng mình.

Đến đây tôi xin vặn lại: Tại sao cứ nghĩ 2 SIM không thể là smartphone cao cấp mà không nghĩ rằng 2 SIM chính là sự cao cấp hơn về tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dùng cũng như đáp ứng sự trải nghiệm phong phú hơn? Tại sao chúng ta không nghĩ rằng điện thoại cao cấp 2 SIM chính là phân khúc các hãng còn để ngỏ vì thế càng có nhiều cơ hội hơn để chiếm "phần sư tử" trên thị trường?

Chẳng phải chỉ ở thị trường Trung Quốc người ta mới dùng nhiều smartphone 2 SIM mà ngay cả các quốc gia đông dân khác tại Châu Á có thị trường dịch vụ viễn thông sôi động như Ấn Độ, Indonesia… nhu cầu sử dụng điện thoại 2 SIM cũng không ít. Đến thời điểm tháng 6 này Việt Nam có tổng cộng 140 triệu thuê bao di động, bình quân mỗi một người sở hữu 1,55 thuê bao. Trừ đi phần những người già, người dân vùng sâu vùng xa và núi cao, các em thiếu nhi, trẻ sơ sinh… không dùng ĐTDĐ thì chắc chắn mỗi người Việt chúng ta hiện bình quân đang sử dụng không thể dưới 2 thuê bao. Vậy thực tế này đáng để biến thành cơ hội kinh doanh hay đáng để bỏ qua và dựng lên "lời nguyền" đối với những người dùng smartphone 2 SIM cho 2 thuê bao mình đang sở hữu?


Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay